Lựu
Một hương trái cây cổ đại ngát hương, từ cây có tên khoa học là punica granatum. Giàu chất chống ô-xi hóa, quả lưu được dùng để tạo hương quả đỏ ngọt bùi trong nước hoa
Quả lựu là trái của cây thân bụi có xuất xứ ở vùng trung đông - Afghanistan, Pakistan, Iran, Himalayas ở bắc Ấn được trồng trọt và tự nhiên hóa ở vùng địa trung hải và Caucasus từ thời cổ đại, mặc dù chúng cũng được trồng với mục đích thương mại ở California và các khi vực có khí hậu giống như vậy.
Quả lựu thực chất là 1 loại dâu. Kích thước của quả bằng với quả cam với hình lục giác tròn. Vỏ trái có màu đỏ và dày với tầ 600 hạt. mỗi hạt đều được bọc bên trong một túi chứa nước quả.
Quả lựu chủ yếu được dùng dể sản xuất nước quả do đặc tính chống ô-xi hóa của chúng. Tùy theo chủng loại, quả có thể rất chua hoặc đắng nhẹ pha lẫn một chút ngọt. Nước lưu thường được đun lên để làm mật ở các nước Trung Đông. Lựu còn được dùng để sản xuất ra si-rô giúp gia tăng hương vị và pha màu vào các thức uống.
Hương của quả lựu nhẹ nhàng, dễ nhận biết, them thắt vào hương bột tự nhiên của vỏ lựu vào hương ngọt bùi và rượu của hạt lựu.